Thẻ strong
hay bold
đều là một trong những thẻ cơ bản nhất của HTML. Chúng được dùng ở khắp mọi nơi để tạo hiệu ứng in đậm chữ. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng giữa thẻ strong và bold có gì khác nhau? Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về định nghĩa, tác dụng và cách dùng thế nào cho đúng 2 thẻ HTML cơ bản này.
Tác dụng của thẻ strong và thẻ b
Tác dụng của thẻ strong và bold đều là dùng để làm nổi bật đoạn văn bản bằng hiệu ứng in đậm.
Thẻ strong
Thẻ HTML strong
đại diện cho Strong Importance Element, dùng để nhấn mạnh một đoạn văn bản quan trọng, hoặc khẩn cấp, cần được chú ý. Các trình duyệt hiện nay đều thể hiện điều này bằng cách in đậm nội dung của thẻ strong.
...Lưu ý là tính đến thời điểm này thì tính năng này mới chỉ xuất hiện
ở dòng <strong>Kindle PaperWhite 2018 gen 4 (10th) cùng với Kindle Oasis 2.</strong>
Các thuộc tính của thẻ strong đều bao gồm thuộc tính toàn cục.
Thẻ bold
Thẻ HTML bold
đại diện cho Bring Attention To element, được dùng để gây sự chú ý của người đọc với nội dung cần nhấn mạnh, nội dung ở đây không phải là nội dung đặc biệt quan trọng. Trước đây thẻ này thường được sử dụng để in đậm nội dung và các trình duyệt hiện nay vẫn in đậm nội dung thẻ này. Nhưng kể từ HTML4, mặc định các thuộc tính về kiểu dáng(in đậm) của thẻ bold đã bị loại bỏ. Vậy nên, nếu như các bạn muốn trang trí 1 đoạn văn bản, tốt nhất các bạn nên sử dụng CSS font-weight
hoặc dùng một thẻ nào đó để nhấn mạnh đoạn văn bản.
Windows 10 đã ra mắt được một thời gian khá lâu rồi,
nhưng có lẽ đa số <b class="term">người dùng</b> phổ thông chúng ta
chưa hẳn đã biết đến hoặc tận dụng tốt những <b class="term">tính năng</b> sẵn có
mà hệ điều hành này mang lại.
Tương tự như thẻ strong, các thuộc tính của thẻ bold cũng đều bao gồm thuộc tính toàn cục.
Sự khác nhau giữa thẻ strong và bold
Sự khác nhau giữa thẻ strong
và bold
là trong khi thẻ bold
chỉ dùng để in đậm nội dung, còn thẻ strong
còn dùng để thể hiện nội dung này quan trọng, cần được phải chú ý hoặc khẩn cấp. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là các trình duyệt hiện nay đều in đậm nội dung các thẻ này, một số trình duyệt cũ còn thêm dấu gạch dưới cho thẻ strong
. Mỗi một thẻ này được dùng trong một hoàn cảnh nhất định, và nếu bận đơn giản muốn nội dung được in đâm, hãy cẩn nhắc sử dụng CSS font-weight
nhé (ví dụ như dùng in đậm tiêu đề, đề mục con,…).
Kể từ HTML4, việc phân tách thuộc tính trang trí và ý nghĩa các thẻ đã được thực hiện. Vậy nên. để thể hiện nội dung mong muốn một cách phù hợp, các bạn hãy dùng đúng thẻ HTML. Còn nếu bạn muốn trang trí, hãy dùng các thuộc tính CSS.
Ảnh hưởng của thẻ strong và bold đến SEO
Google nói rằng họ không phân biệt giữa thẻ strong và bold khi lập chỉ mục trang web của bạn. Vậy nên, về mặt SEO, dù bạn dùng thẻ bold hay strong thì cũng không có gì khác biệt. Nhìn chung, dù bạn dùng thẻ bold hay strong cũng không cải thiện SEO gì nhiều. Nhưng về mặt dài hạn, khi thuật toán thay đổi trong tương lai, việc chúng ta dùng đúng thẻ HTML để diễn đạt nội dung giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm.